Sáng hôm ấy, tôi bắt đầu một ngày mới bằng… nụ cười.
Đứng trước tấm gương lớn, tôi cười. Hàm răng không đều đặn của tôi được phản chiếu đầy đủ. Bên phải cánh môi, một cái răng không chịu đứng cùng hàng với đồng loại mà chìa ra khiến cho nụ cười của tôi kỳ kỳ sao đâu! Tôi mím mím môi để che giấu nó và kiên trì tập đi tập lại cho đến lúc có một cái nhếch mép độc đáo kèm theo những âm thanh hi hí vui vẻ.
Tôi đang chuẩn bị thử nghiệm câu danh ngôn của A. Lu-xa-sác-ski mà mình đã đọc được: “Tiếng cười không những là sức mạnh mà bản thân nó đã là sức mạnh”. Đứng trước tấm gương lớn, tôi cười. Hàm răng không đều đặn của tôi được phản chiếu đầy đủ. Bên phải cánh môi, một cái răng không chịu đứng cùng hàng với đồng loại mà chìa ra khiến cho nụ cười của tôi kỳ kỳ sao đâu! Tôi mím mím môi để che giấu nó và kiên trì tập đi tập lại cho đến lúc có một cái nhếch mép độc đáo kèm theo những âm thanh hi hí vui vẻ.
Đối tượng được tôi chọn để chinh phục là cô giáo chủ nhiệm của mình. “Việc học của tôi quả là khó khăn gian khổ”. Tôi phải ráng hết sức, phải phấn đấu cật lực mà giỏi lắm cũng chỉ được xếp hạng mười. Lần này, tôi nhất quyết chinh phục cô giáo để thay đổi con số “Bù” đáng ghét đó. Thay đổi đời mình. Thay đổi tên gọi mà anh Hai tôi thường dùng để trêu tôi như: Con bé tối dạ, Đêm trừ tịch nhỏ bé...
Cô Diễm bước vào lớp với vẻ tươi tắn hơn mọi ngày. Cái áo dài màu xác pháo giúp cô đẹp không thua gì nàng dâu trong ngày cưới. Cô nói:
- Hôm nay, các em sẽ được kiểm tra Toán. Mỗi em lấy một tờ giấy ra. Ghi tên mình vào. Không cần chép đề và cố gắng làm. Không được chép bài của bạn.
Trong lúc các bạn cặm cụi làm toán, tôi nhìn cô chằm chằm và chờ đợi. Viết xong, cô quay lại. Bắt gặp ánh mắt và nụ cười của tôi, cô có vẻ ngạc nhiên nhưng ôn tồn nhắc nhở:
- Làm bài đi em!
- Dạ
Tôi lễ phép trả lời và chấm câu bằng nụ cười thử với những tiếng hi hí trầm bổng. Có lẽ đợt tấn công của tôi bắt đầu có hiệu quả. Cô Diễm nhìn tôi chăm chú. Tôi liền mở miệng cười thật tươi kèm theo những âm thanh hi hí cao vút. Bối rối ngồi xuống ghế, cô lục túi xách lấy ra cái kính nhỏ. Cô soi gương. Sau khi đã biết chắc chắn không có vết lọ hay dấu hiệu kỳ quặc nào trên mặt mình, cô bực bội cau mày:
- Làm bài đi!
Rõ ràng là đã có tác dụng. Tôi khoan khoái cười toét miệng khoe trọn cái răng khểnh. Tiếng hi hí như những ngón tay tinh nghịch cù vào hông cô Diễm. Cô đứng bật dậy kéo vạt áo dài sau ra phía trước quan sát. Có lẽ cô tưởng tôi cười vì có ai buộc vào vạt áo cô một sợi dây nhỏ với mảnh giấy ghi số ba mươi lăm to tướng. Tôi càng tức cười hơn. Nhỏ Thủy ngồi bên cạnh nhéo nhẹ vào đùi tôi:
- Quỉ! Cười gì vậy hả? Coi chừng cô giận bây giờ!
Tôi nhìn nó và tiếp tục cười. Nó phát hoảng ngồi xê ra một chút. Cả lớp quay lại nhìn tôi lom lom và tiếng cười lây lan nhanh chóng. Không còn ai làm bài nữa. Ba mươi hai cặp mắt đổ dồn về phía tôi. Cô Diễm nhịp thước lên bàn:
- Thúy, lên cô biểu!
Tôi hết hồn ríu rít đi lên bảng. Tiếng cười đuổi theo sau:
- Đưa tay ra!
Chát, chát! Cô quất cho tôi hai thước kẻ. Tôi xấu hổ vô cùng vì kể từ ngày chuyển lên học cấp hai, khi có lỗi, chúng tôi không còn bị thầy cô dùng đến roi vọt. Hôm nay, có lẽ cô giận lắm.
Cô Diễm bỏ lên văn phòng một lát rồi trở lại với cô Hiệu trưởng và thầy Giám thị. Thầy đặt tay lên trán tôi. Không biết thầy đã bắt được cái mạch nào trên đó mà bảo tôi:
- Hơi nong nóng. Thôi, đưa nó qua bệnh viện cho chắc ăn.
Bệnh viện nằm sát bên hông trường nên việc dẫn tôi qua đó thật dễ dàng. Thầy Giám thị trình bày với bác sĩ:
- Thưa bác sĩ, em học sinh này đang học. Không biết vì sao em cứ cười như bị ai cù léc hoài. Không biết thần kinh…
Bác sĩ bật cười:
- Hừ, sao vậy em? Bệnh gì lạ vậy?
Ông đặt cái ống nghe lên lưng tôi. Cái vật lạnh lạnh di chuyển lên xuống qua lại gây cho tôi cảm giác nhột nhạt, khó chịu. Tôi phì cười. Cả thầy Giám thị lẫn bác sĩ nhìn tôi rồi nhìn nhau một lúc. Bác sĩ hỏi:
- Trước đây, em có vật gì va mạnh vào đầu không?
- Dạ, có!
- Em kể ra xem!
- Hôm ấy, em theo ba đi coi đá banh. Em chen vào đứng cạnh khung lưới để nhìn cho rõ. Không ngờ, các cầu thủ lại sút trái banh vào trúng mũi em.
Bác sĩ vừa cười vừa hỏi:
- Rồi sao nữa?
- Em ngất xỉu.
Vốn là người mê bóng đá, thầy Giám thị xen vào:
- Xỉu rồi sao?
- Khán giả chạy ùa tới xem em sống chết ra sao? Báo hại trận đấu phải ngưng lại chừng mười phút.
- Hiện giờ mũi em có bị đau nhức gì không?
Bác sĩ tiếp tục làm việc của mình.
- Dạ, sau đó, cứ trời lạnh là em bị sổ mũi, ách xì liên tục. Mấy lúc như vậy, nếu nằm xuống thì em nghẹt mũi khó thở.
Tiếng cười vỡ ra trong phòng khám. Bác sĩ, y tá, bệnh nhân khác như cũng bị lây cười. Họ cười thoải mái trông như khỏe mạnh hẳn ra. Bác sĩ đưa cho thầy Giám thị một đơn thuốc. Ông nhờ cô y tá đem nước đến rồi tự tay rót một muỗng thuốc và bắt tôi phải uống ngay tại chỗ.
- Em thấy thế nào?
- Dạ, ngọt như xi-rô.
Bác sĩ lại cười với tôi. Ông đùa:
- Vậy là chẳng có gì “bất thường” hết. Thôi, em về uống thuốc theo toa nghe cô bé. Và, khi nào không thuộc bài hoặc muốn trốn làm bài kiểm tra thì hãy trở lại đây gặp tôi.
Nhưng rồi tôi không đến gặp bác sĩ lần nào nữa. Suốt thời gian đi học còn lại, tôi không còn làm một cuộc thử nghiệm nào. Vì, chỉ có muỗng thuốc ông đưa cho tôi là thơm tho, ngọt ngào. Còn suốt nữa tháng, tôi phải uống mỗi ngày ba lần. Mỗi lần năm viên thuốc đắng nghét như khổ qua quá lứa. Trong thời gian này, có đêm chợt thức, tôi bắt gặp mẹ tôi đang ngồi thẫn thờ bên cạnh. Bàn tay mẹ đặt lên trán tôi với những tiếng thở dài não nuột. Lúc ấy, tôi phát hiện ra rằng, có thể đổi câu danh ngôn thành câu: Cười là tiếng khóc khô không lệ!
Rồi, để mẹ được an lòng, mỗi lần cười, tôi cẩn thận đưa tay lên che miệng và cố ghìm tiếng cười hi hi... xuống cổ.
Rồi, để mẹ được an lòng, mỗi lần cười, tôi cẩn thận đưa tay lên che miệng và cố ghìm tiếng cười hi hi... xuống cổ.
N.T.M
Trả lờiXóaSáng nay Chị có cười lòi cái răng “bất trị” đó không ?Sao “nụ cười” của Chị giống “bọn quỷ” con trai tụi em thời còn đi học quá ! Nhất là “chọc” cho các cô giáo trẻ mới ra trường đỏ mặt,đến khóc thì thì thôi, rồi cười “ha hả” ! Nghĩ lại …cũng ác chứ ?Nhưng đó là những “nụ cười”…một thời, một đời khó quên trong lòng bọn học trò cũng như thầy cô giáo ? (cừ)
Truyện ngắn của chị NTM đọc xong !Đọng lại nét cười “dí dõm_hi hí” rất ấn tượng , dễ thương lắm! Làm người đọc cũng “khúc khích” cười …một mình đây ! Cười cho đời ấm hơn và gần gũi hơn phải hông Chị ?
Chúc vui !
Ngọc Thơ thân mến! Nghe tên cứ tưởng là con gái. Ai dè là "húi cua". Cám ơn Ngọc Thơ đã đọc bài chị và nhận xét cũng dễ thương! Thời áo trắng quả là thời vàng son. Dù có những hành vi ...tưng tửng, khật khùng đi nữa nhưng vẫn đọng lại trong mỗi chúng ta như những ký ức đẹp . Chúc em vui nhé.
Trả lờiXóaThật dí dỏm, và cái kết cũng rất hồn nhiên. Chị Mây viết thật dung dị, đáng yêu.
Trả lờiXóaCám ơn Tạ Hoa nhe. Chúc Tạ hoa luôn vui.
XóaTruyện lôi cuốn người đọc vì thể hiên tính hồn nhiên, nghịch ngợm,thơ ngây của tuổi học sinh và cũng bởi kịch tính của câu chuyện. Tuy nhiên truyện vẫn mang tính giáo dục vì cuối cùng em học sinh đã nhận ra và có hướng khắc phục lỗi của mình. Xin chúc mừng tác giả và mong được đọc những tác phẩm hấp dẫn khác!
Trả lờiXóaCám ơn bạn Vân Bùi Hoài vì đã đọc và bình luận. Bạn còn động viên NTM nữa, khiến mình vui mừng lắm. Chúc bạn luôn hạnh phúc nhe.
Xóa