1.
Sáng thứ 7 ngày 5 tháng 10 vừa rồi, tôi có dịp cùng nhà văn Nguyễn Khoa Đăng, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn, nhà thơ Bùi Đức Ánh đến huyện Cái Bè (Tiền Giang) theo lời mời của anh Lê Ngũ Nam Phong ở Tiền Giang.
Sáng thứ 7 ngày 5 tháng 10 vừa rồi, tôi có dịp cùng nhà văn Nguyễn Khoa Đăng, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn, nhà thơ Bùi Đức Ánh đến huyện Cái Bè (Tiền Giang) theo lời mời của anh Lê Ngũ Nam Phong ở Tiền Giang.
Lê Ngũ Nam Phong
Miền Tây Nam bộ với tôi, mọi cái đều lạ lẫm. Tuy nhiên lại gợi nhớ trong tôi về anh bạn Hoàng Tuấn, cách đây gần 40 mươi năm, cùng ở chung với tôi tại số nhà 17 Phan Đăng Lưu, trụ sở của UBND phường 4, quận Bình Thạnh (TP. HCM), nay là phường 3. Hoàng Tuấn quê ở Cần Thơ, tôi là người Bình Định. Hai đứa cùng tuổi, cùng ở trong BCH chi đoàn phường. Anh phụ trách Tuyên huấn chi đoàn, tôi được phân công làm phân đoàn trưởng phân đoàn 1, phụ trách thanh thiếu niên từ dãy nhà số lẻ đường Vạn Kiếp đến hết khu vực cư xá Phan Đăng Lưu. Là những kẻ tha hương gặp nhau giữa Sài Gòn, hai đứa rất thương nhau, chia nhau từng hơi thuốc, chưa hề nặng nhẹ nhau. Có một lần Hoàng Tuấn về khuya trong trạng thái say, anh nói với tôi rằng, có thể điều này mình nói, bạn sẽ không vui, nhưng dù sao đó cũng là suy nghĩ của mình. Nếu có gì không phải bạn đừng giận mình nhé. Anh bảo: “Miền Tây sông nước mênh mông, ruộng đất cò bay thẳng cánh, nên lòng người cũng thế. Còn quê bạn… thì…” Sau bao nhiêu năm tôi không tiện nhắc đến điều anh nói, nhưng tôi hiểu ngày ấy anh đã nhìn tôi, quê hương tôi không “mênh mông”, không “cò bay thẳng cánh” như anh, quê hương anh. Hồi đó, nghe anh nói tôi chỉ cười, và bảo rằng: “Ai cũng có quyền tự hào về quê hương mình, Tuấn ạ!”. Vâng! Nếu ngày xưa Nguyễn Huệ không bao dung thì sau này chúng ta làm gì có Truyện Kiều để đọc…(*) Và, vị vua bách chiến bách thắng ấy làm nên một Rạch Gầm - Xoài Mút đâu phải chỉ gươm đao của người Bình Định không thôi.
Đứng: Kiều Huệ, Lê Ngũ Nam Phong
Ngồi: Lê Minh Dung, Bùi Đức Ánh, Nguyễn Hữu Duyên
2.
Chiếc ô tô của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn do anh trực tiếp cầm tay lái di chuyển chậm chạp trong thành phố, từ Gò Vấp đến đại lộ Võ Văn Kiệt mất hơn một tiếng. Và sau đó chúng tôi tiếp tục bon bon trên đường cao tốc, vượt qua trên 100 cây số để đến bến phà chợ Cái Thia. Đúng là miền Tây sông nước. Lục bình bồng bềnh trên dòng nước ngầu đục, sóng nhẹ. Chỉ tiếc khúc sông đến nhà anh Lê Ngũ Nam Phong quá ngắn, khoảng năm trăm mét, nên tôi chưa được tận hưởng sự kỳ thú của thiên nhiên, của con nước ngàn đời mang phù sa cho cây trái nơi đây, và với bao kịch tính của con người trong lòng sông nước miền Tây. Mặc dù đã gặp Lê Ngũ Nam Phong hôm họp mặt Bạn Bè Xứ Nẫu tại Gò Vấp, nhưng hôm nay tôi mới nhận ra ở anh nét riêng của người đàn ông miền Tây: “Khí khái, hào sảng, chân tình và tài tử”. Và tôi tự nói với lòng mình, tuy muộn nhưng tôi vẫn thấy mình hạnh phúc khi lần đầu tiên được chạm đũa vào cái nồi lẩu cá linh, bông điên điển của sông nước miệt vườn này… mà Lê Ngũ Nam Phong đãi anh em văn nghệ sĩ nhóm Lục bát Sài Gòn cùng với 4 anh em chúng tôi.
Nguyễn Hữu Duyên, Lê Ngũ Nam Phong, Kiều Huệ, Lê Thiếu Nhơn
Chiếc ô tô của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn do anh trực tiếp cầm tay lái di chuyển chậm chạp trong thành phố, từ Gò Vấp đến đại lộ Võ Văn Kiệt mất hơn một tiếng. Và sau đó chúng tôi tiếp tục bon bon trên đường cao tốc, vượt qua trên 100 cây số để đến bến phà chợ Cái Thia. Đúng là miền Tây sông nước. Lục bình bồng bềnh trên dòng nước ngầu đục, sóng nhẹ. Chỉ tiếc khúc sông đến nhà anh Lê Ngũ Nam Phong quá ngắn, khoảng năm trăm mét, nên tôi chưa được tận hưởng sự kỳ thú của thiên nhiên, của con nước ngàn đời mang phù sa cho cây trái nơi đây, và với bao kịch tính của con người trong lòng sông nước miền Tây. Mặc dù đã gặp Lê Ngũ Nam Phong hôm họp mặt Bạn Bè Xứ Nẫu tại Gò Vấp, nhưng hôm nay tôi mới nhận ra ở anh nét riêng của người đàn ông miền Tây: “Khí khái, hào sảng, chân tình và tài tử”. Và tôi tự nói với lòng mình, tuy muộn nhưng tôi vẫn thấy mình hạnh phúc khi lần đầu tiên được chạm đũa vào cái nồi lẩu cá linh, bông điên điển của sông nước miệt vườn này… mà Lê Ngũ Nam Phong đãi anh em văn nghệ sĩ nhóm Lục bát Sài Gòn cùng với 4 anh em chúng tôi.
Nguyễn Hữu Duyên, Lê Ngũ Nam Phong, Kiều Huệ, Lê Thiếu Nhơn
3.
Tranh thủ lúc mọi người đang chuẩn bị món bánh xèo miền Tây và tặng sách cho nhau, góp vui với chương trình phụ diễn văn nghệ, nhà văn Nguyễn Khoa Đăng đã hát bài Em đi giữa biển vàng do Bùi Đình Thảo phổ nhạc từ bài thơ của anh. Đây là bài hát được bình chọn là một trong 50 bài hát hay nhất thế kỉ 20 viết cho thiếu nhi. Riêng tôi và nhà thơ Lê Thiếu Nhơn dạo khu vườn 7.000 mét vuông của anh Lê Ngũ Nam Phong với đủ loại cây trái vốn có lâu đời của sông nước miền Tây. Và nhà thơ Lê Thiếu Nhơn không quên cái túi đựng những trái khế, trái ổi như mời gọi khách phương xa.
Tranh thủ lúc mọi người đang chuẩn bị món bánh xèo miền Tây và tặng sách cho nhau, góp vui với chương trình phụ diễn văn nghệ, nhà văn Nguyễn Khoa Đăng đã hát bài Em đi giữa biển vàng do Bùi Đình Thảo phổ nhạc từ bài thơ của anh. Đây là bài hát được bình chọn là một trong 50 bài hát hay nhất thế kỉ 20 viết cho thiếu nhi. Riêng tôi và nhà thơ Lê Thiếu Nhơn dạo khu vườn 7.000 mét vuông của anh Lê Ngũ Nam Phong với đủ loại cây trái vốn có lâu đời của sông nước miền Tây. Và nhà thơ Lê Thiếu Nhơn không quên cái túi đựng những trái khế, trái ổi như mời gọi khách phương xa.
4.
Tôi thật sự thiếu sót và có lỗi khi không nhắc đến một hình ảnh hết sức xúc động của nhà thơ Lâm Trúc, từ An Giang vượt hơn 80 cây số, qua 2 cái phà bằng chiếc xe máy dưới mưa để đến với buổi họp mặt tại nhà anh Lê Ngũ Nam Phong. Nhà thơ Lâm Trúc cũng là người có ý tưởng làm món cá linh nhúng giấm với bông điên điển mà tôi rất ấn tượng.
Nhà thơ Lâm Trúc
Tôi thật sự thiếu sót và có lỗi khi không nhắc đến một hình ảnh hết sức xúc động của nhà thơ Lâm Trúc, từ An Giang vượt hơn 80 cây số, qua 2 cái phà bằng chiếc xe máy dưới mưa để đến với buổi họp mặt tại nhà anh Lê Ngũ Nam Phong. Nhà thơ Lâm Trúc cũng là người có ý tưởng làm món cá linh nhúng giấm với bông điên điển mà tôi rất ấn tượng.
Nhà thơ Lâm Trúc
Tạm biệt gia đình anh Lê Ngũ Nam Phong, tạm biệt Cái Bè (Tiền Giang), trời mưa như trút nước. Tôi vẫn mong một ngày không xa sẽ có dịp trở lại vùng đất này để được phiêu du trên sông nước của người miền Tây thân thiện, mến khách; để được nhìn tận mắt Chợ Nổi Cái Bè; nghe đờn ca tài tử bên cái nồi lẩu cá linh, bông điên điển; để thấy mình thanh thản hơn với cuộc sống còn lắm bộn bề này.
(*) Ý trong bài viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường đăng trên Tuổi Trẻ Chủ Nhật cách đây hơn 20 năm.
Anh Hữu Duyên kể chuyện có duyên ghê hén hiiii
Trả lờiXóaNhìn sông nước và trái cây miền Tây mà thèm hiii
Chúc anh khỏe !!!
Chào Tiến,
XóaMình chỉ viết vội vài dòng, chứ thực ra cái cảnh sông nước miền Tây thật tuyệt, và mình thì "lực bất tòng tâm". Đành chịu vậy! Chúc vui, bạn nhé!
Hiiiiiiiiii Anh HD được đi tham quan sông nước miền Tây- sướng à nha. "Hôm họp mặt 2 năm tuổi của HQN SS mà có mặt chắc cũng ké đi TG với anh HD rồi. Tiếc quá". Chúc mừng cuộc hội ngộ của các a/c tại tư gia anh Lê Ngũ Nam Phong nhé. Nhớ lần sau cho SS xí phần với nha. Chúc vui khỏe.
Trả lờiXóaChào Sông Song,
Trả lờiXóaĐối với miền Tây, mình như con số không to tướng, chẳng biết gì cả. Tuy nhiên, dù chỉ mới tiếp xúc, và chỉ là một mảnh nhỏ của vùng đất này, mình đã thấy "ghiền" rồi! Cảm ơn SS đã ghé thăm. Chúc luôn vui, khoẻ, SS nhé! Thân mến!
Mừng HỮU DUYÊN một chuyến đi đầy ắp tình người , sông nước. Chúc HD có những chuyến đi dài hơi, để bút lực dồi dào, phong phú.
Trả lờiXóaChào Trọng Quý,
XóaCảm ơn bạn đã ghé thăm. Chúc sức khoẻ, giàu sức sáng tạo. Thân mến!
Chúc mừng Chủ biên có chuyến đi vui vẻ nhe.
Trả lờiXóaAnh Hữu Duyên quí mến!
Trả lờiXóaĐi về có bài viết làm kỉ niệm là quí nhất rồi!
Món cá linh nhúng giấm với bông điên điển là ý kiến của em đó! Cả món bánh xèo nữa nha! Và ốc luộc chấm nước mắm sả nữa! Vậy mà anh Hữu Duyên không chụp hình "dính" em tấm nào hết! (Một bàn tay hay một sợi tóc cũng được mà!)
Hu... Hu...
Chào Lâm Trúc,
Trả lờiXóaCảm ơn em đã ghé đọc. Về hình ảnh, dù anh chép lại nhưng như vậy là anh thiếu sót rồi. Cho anh xin lỗi vậy. Và anh cũng vừa qua bên trang lucbat.com để chép hình em, bổ sung vào bài viết của anh, Lâm Trúc nhé!
Chào anh Hữu Duyên bài viết ngắn tràn đầy tình nghĩa. Np cảm ơn anh có những nhận xét về vùng sông nước cũng như vườn nhà NP. Tiếc thời gian không cho phép kéo dài để trò chuyện. NP hy vọng sẽ có dịp mấy anh chị sẽ đến gia đình cũng như quê hương NP lần nữa và nhiều nhiều lần như vậy. Chúc anh luôn khỏe
Trả lờiXóaKính chào anh
Nam Phong
Chào Nam Phong,
XóaThời gian cũng ít quá để chúng ta có thể chia sẻ với nhau nhiều hơn. Hy vọng tôi và anh sẽ gặp nhau ở miền Tây sông nước trong thời gian sớm nhất. Chúc anh vui, khoẻ!